CHƯƠNG MỘT
NGÀNH XÂY DỰNG
NHỮNG NĂM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI,
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
VÀ SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(1958 - 1988)
I. NGÀNH XÂY DỰNG HẢI PHÒNG THỜI KỲ KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (1955 – 1988)
Ngày 13-5-1955, bộ đội ta tiến vào giải phóng thành phố. Đối với các cơ sở hoạt động trên lĩnh vực đô thị, ta tiếp quản Ty Công chính thành phố, Ty Kiều lộ và Ty Công chính Cát Bi. Cơ sở vật chất nghèo nàn, gồm một số máy móc đo đạc, khảo sát địa hình, xe ôtô vận chuyển rác, chở nước tưới đường, chở phân, xe lu làm đường; một khu kho xưởng (ở đường Hoàng Diệu) sửa chữa xe máy và chứa nhựa đường; máy xay đá ở An Dương; 04 ôtô cứu hỏa và một số phương tiện phòng chữa cháy. Đầu năm 1956, Ty Công chính và Ty Kiều lộ hợp nhất thành Sở Kiến trúc và Thủy lợi. Trước yêu cầu của công cuộc tái thiết thành phố, năm 1958, Phòng Thủy lợi và Phòng Giao thông cùng một số đơn vị trực thuộc tách khỏi Sở để thành lập Sở Thủy lợi, Sở Vận tải. Sở Kiến trúc và Thủy lợi đổi thành Sở Kiến trúc. Năm 1960, Sở tiếp nhận một số xí nghiệp: Ngói Quỳnh Cư, gạch hoa và ống cống Thống Nhất (những cơ sở sản xuất tư nhân từ thời Pháp chiếm đóng được cải tạo công thương nghiệp tư bản tư nhân) và Xí nghiệp Đá Minh Đức của Bộ Xây dựng.
1.Những năm 1958-1960:
Ngành xây dựng tập trung tốc độ hoàn thành nhiều công trình trọng điểm: Mở rộng Cảng, xây dựng khu Liên hợp Thủy sản (Nhà máy Cá hộp, trụ sở Xí nghiệp đánh cá Hạ Long, cơ khí sửa chữa tàu), Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, Sắt tráng men, Thủy tinh, mở rộng Nhà máy điện Cửa Cấm, trụ sở Viện nghiên cứu Hải sản, Viện nghiên cứu Biển (nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển).
![]()
Bác Hồ thăm tàu đánh cá của Liên Xô cập cảng Hải Phòng
- Ảnh: Xí nghiệp đánh cá Hạ Long, Nhựa thiếu niên Tiền phong, Sắt tráng men...
2. Những năm 1961-1965:
Trước yêu cầu phát triển của thành phố, theo đề nghị của địa phương, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa II, ngày 27-10-1962, thông qua nghị quyết về việc hợp nhất Hải Phòng - Kiến An lấy tên là thành phố Hải Phòng. Sở Kiến trúc thành phố Hải Phòng và Ty Xây dựng tỉnh Kiến An hợp nhất Sở Kiến trúc Hải Phòng. Năm 1969, Ủy ban Kiến thiết và sở Kiến trúc hợp nhất thành Cục Quy hoạch và Xây dựng.
mở rộng Nhà máy Xi măng... Các công trình này đều do các công ty xây dựng của các Bộ Xây dựng, Công nghiệp, Thủy lợi thực hiện. Lực lượng xây dựng địa phương còn non trẻ chỉ đảm nhiệm việc nghiên cứu quy hoạch thành phố, xây dựng các công trình văn hóa - xã hội: Các trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà Triển lãm, Nhà hát nhân dân, khu chiếu phim ngoài trời, nhà Kèn, đài tưởng niệm Liệt sĩ (đầu cầu Lạc Long Quân trước cửa ngân hàng Nhà nước), một số nhà ở cao tầng ở khu Vạn Mỹ, Cầu Tre, Thái Phiên, Phọng Bớp; nhà 3 tầng tại khu tập thể công nhân Cảng II, Thủy Tinh, Sắt tráng men, khu công nhân Cảng ở Cầu Tre, khu nhà thấp tầng ở ngõ Lam Sơn, Nam Ninh, một số cơ sở ở ngoại thành và sửa chữa lớn Nhà hát thành phố, Nhà khách số 2 Bến Bính.
- Ảnh: Nhà Kèn, Triển lãm, khu nhà ở Cầu Tre,Vạn Mỹ, nhà khách Bến Bính, mở rộng nhà máy Xi-măng...
![]()
3. Những năm 1965-1975
Những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, trường học, bệnh viện bị bom đạn tàn phá nên cần được khôi phục. Ngành xây dựng thành phố, được sự viện trợ của các nước anh em, đã triển khai xây dựng các cơ sở sản xuất mỳ sợi Vĩnh Niệm, xưởng làm bánh mì, khóa bi, Nhà máy Nước An Dương, Xí nghiệp Gạch ngói Tiên Hội đặt nền móng cho sự hình thành các khu công nghiệp Quán Toan, An Tràng, Vĩnh Niệm sau này. Các khu nhà cao tầng ở Phọng Bớp (Đồng Quốc Bình), Cầu Tre, Quán Toan tiếp tục đẩy nhanh tốc độ xây dựng. Ngoài ra, Sở còn tiến hành quy hoạch, thiết kế và tổ chức xây dựng khu nhà ở một tầng tại Cát Bi, đình Vẻn, ngõ Cấm, thi công các công trình cao tầng Trường cấp III Thái Phiên, Trần Nguyên Hãn, các trường cấp II, III và bệnh viện đa khoa ở các huyện An Hải, Vĩnh Bảo; trụ sở Huyện ủy, Ủy ban hành chính các huyện An Hải, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, khu điều dưỡng A và cải tạo khu nhà nghỉ mát cho cán bộ diện Thành ủy, Ủy ban hành chính thành phố, bãi tắm tại Đồ Sơn.
- Ảnh: Nhà máy nước An Dương, Gạch Tiên Hội, khu nhà ở Đồng Quốc Bình, Hầm trong núi Voi (ảnh Đại hội Đảng bộ thành phố năm 1968)
4. Những năm 1975 - 1988
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nước Việt Nam độc lập, thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu của việc xây dựng và phát triển thành phố, Cục Quy hoạch thành Sở Xây dựng, với chức năng, nhiệm vụ mới thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức triển khai các chủ trương về xây dựng, sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng. Thành phố chỉ đạo tập trung thi công và hoàn thành các công trình trọng điểm trong xây dựng cơ bản, như các xí nghiệp Gạch Tiên Hội, Gạch Mỹ Khê, Gạch An Hồng, Vôi An Sơn, khai thác cát sỏi, bột nhẹ Minh Đức, giày vải Tam Quán, trại gà Thành Tô, bệnh viện Trẻ em, bệnh viện Lao, cầu Rào...
- Ảnh: Cầu Rào, Cung Văn hóa hữu nghị Việt – Tiệp...
CHƯƠNG HAI
NGÀNH XÂY DỰNG HẢI PHÒNG
THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI,
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
(1988 - 2018)
1. Những năm 1988 - 2008
Trong 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1988 - 2008), ngành Xây dựng Hải Phòng được tăng cường chức năng, nhiệm vụ và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển thành phố.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, thi hành Nghị quyết số 34-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thông báo số 46-TB/TW của Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 12-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và phương án sắp xếp lại bộ máy quản lý Nhà nước của thành phố, ngày 23-3- 1988, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 288/QĐ-TCCQ về việc Kiện toàn tổ chức và thống nhất quản lý Nhà nước về công tác xây dựng của thành phố. Theo quyết định: Giải thể Ủy ban xây dựng cơ bản, Sở Xây dựng, Sở Nhà đất và Công trình đô thị; thành lập Sở Xây dựng (mới) trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, trên cơ sở thống nhất tổ chức, nhiệm vụ của ba cơ quan Sở Xây dựng, Ủy ban xây dựng cơ bản, Sở Nhà đất và Công trình đô thị. Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương của Bộ Xây dựng. “Sở Xây dựng chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Ủy ban nhân dân thành phố và chịu sự chỉ đạo theo ngành của Bộ Xây dựng về chính sách, kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ, là đơn vị dự toán cấp 1, được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng”.
- In Quyết định 288
Trong quá trình đổi mới và mở cửa kinh tế của đất nước, Hải Phòng được Trung ương xác định là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là địa phương được thí điểm cơ chế “Thành phố mở”. Đại hội Đảng bộ thành phố xác định: Tranh thủ thời cơ, vận dụng sáng tạo chính sách đổi mới, mở cửa để phát triển toàn diện, khai thác mạnh mẽ, tối đa tiềm năng của thành phố, của vùng, khu vực, trong và ngoài nước, thúc đẩy nhiệm vụ: “Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng có công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, văn hóa, khoa học - công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và du lịch vùng”.
- Năm 1993, Sở được UBND thành phố giao phối hợp cùng Bộ Xây dựng lập Quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến năm 2010, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong 2 năm 1997 - 1998, Sở cùng các đơn vị xây dựng và trình UBND thành phố phê duyệt các quy hoạch về mạng lưới giao thông đường bộ, sắt, về cấp nước đô thị, quy hoạch chi tiết các quận Hồng Bàng, Lê Chân, khu đô thị mới Tây Bắc, khu công nghiệp Cảng Đông Nam... Thông qua các nguồn vốn lớn hỗ trợ, Sở đã tham mưu và cùng các ngành triển khai đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hàng loạt công trình kết cấu hạ tầng: Quốc lộ 5, Cảng giai đoạn khẩn cấp, cầu Tiên Cựu, các khu công nghiệp, các nhà máy mới. Các dự án chỉnh trang đô thị, như cải tạo dải trung tâm thành phố, hồ Quần Ngựa, Dự án nâng cấp quốc lộ 10, sân bay Cát Bi, đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cát Bà, áp-phan hóa đường nội thành, cứng hóa giao thông nông thôn, cải tạo hệ thống cấp, thoát nước, lưới điện…
Ảnh:
- Từ khi có Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 5-8-2003, của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hải Phòng phấn đấu xây dựng thành phố theo Quyết định phê duyệt Điều chỉnh Qui hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050: Là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Do vậy, ngành xây dựng phải tập trung cao giúp thành phố triển khai nghị quyết. Một số kết quả nổi bật những năm 2000 - 2008:
- Quy hoạch và quản lý quy hoạch:
Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Sở Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, cơ quan nghiên cứu ở Trung ương tiếp tục triển khai các dự án quy hoạch lớn như: Xây dựng Cảng nước sâu Lạch Huyện; Quy hoạch phát triển các hệ thống giao thông đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt, đường bộ nội thị và liên vùng...
+ Công tác quản lý quy hoạch được tăng cường, có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng hiệu quả hơn. Đến năm 2008, các Quy hoạch được duyệt đều được tổ chức công bố công khai. Lực lượng Thanh tra và Phòng Quản lý quy hoạch thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và phối hợp với địa phương xử lý kịp thời những vi phạm. Việc cấp phép xây dựng số lượng ngày càng tăng, nhất là sau khi đã phân cấp cho các địa phương. Quy trình cấp phép xây dựng thường xuyên được cải cách giảm phiền hà cho dân. Công tác theo dõi, tổng hợp thông tin quản lý đã được trang bị hệ thống máy tính và nối mạng chung giữa các địa phương với Sở Xây dựng. Vì vậy, hiện tượng vi phạm quy hoạch ngày càng giảm, tỷ lệ cấp phép tăng đáng kể.
- Quản lý và phát triển nhà:
Thực hiện Nghị định số 60/CP của Chính phủ, Sở đã trình UBND thành phố sửa đổi quy trình cấp giấy chứng nhận cũ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo. Sở đã triển khai cơ chế “một cửa” trong việc cấp giấy chứng nhận, phối hợp với các quận, thị xã giải quyết kịp thời hồ sơ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Thực hiện Nghị định số 61/CP, Sở trình UBND thành phố sửa đổi quy trình bán nhà, được thành phố cho phép làm thí điểm, lập Hội đồng bán nhà, đồng thời hướng dẫn công ty Kinh doanh nhà thực hiện thí điểm việc lập hồ sơ bán nhà theo quy định mới, hằng năm thẩm định và trình UBND thành phố thông qua hàng trăm hồ sơ; thu hàng chục tỷ đồng. Sở tham mưu, soạn thảo cho UBND trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 47/2003/NQ-HĐND về Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hải Phòng đến năm 2005 và định hướng phát triển đến năm 2010 - 2020. Trên cơ sở đó, Sở xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm và 5 năm, nghiên cứu và xây dựng các cơ chế, chính sách. Sở tham mưu trình UBND thành phố chuẩn bị các nội dung và dự thảo các văn bản về công tác quản lý và phát triển nhà: Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 47/2003/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố, Chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo nhà và đất ở, cụ thể hoá chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án phát triển nhà, ban hành cơ chế trích tỷ lệ % đất ở hoặc sàn nhà ở...
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Sở thường xuyên kiểm tra, rà soát quy trình vận hành, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện quản lý khối lượng, chất lượng công việc, quá trình sử dụng nguồn ngân sách và quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đúng quy định và phát huy hiệu quả.
Nhìn chung, từ khi nhận nhiệm vụ quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị, đến năm 2008, Sở Xây dựng đã tập trung chỉ đạo các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều lĩnh vực đạt được kết quả tiến bộ khá rõ rệt: Về thu gom rác thải đô thị không để tồn đọng, đường phố sạch sẽ; công tác xử lý rác thải ở bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ đạt tiêu chuẩn bãi rác hợp vệ sinh, đẩy mạnh chương trình xoá hố xí thùng tại quận Hải An. Công viên cây xanh được thành phố quan tâm đúng mức, bảo đảm cho các khu vực công viên, dải trung tâm và các trục đường phố luôn xanh, sạch, đẹp. Thoát nước đô thị triển khai các dự án lớn, do vậy hiện tượng úng, lụt khi trời mưa to, triều cường được hạn chế nhiều so với trước đây. Các hồ điều hòa đã được tích cực xử lý, nhất là hệ thống hồ điều hòa, kênh mương dẫn nước hở nên hiện tượng ô nhiễm ở các khu vực này đã giảm hẳn. Công tác phục vụ mai táng chú trọng duy tu sửa chữa, vận hành hai nghĩa trang Ninh Hải, Phi Liệt, Lò hóa thân Ninh Hải; đáp ứng nhu cầu phục vụ việc hiếu và trong dịp Thanh minh cho nhân dân. Hệ thống cấp nước sạch được cải tạo do sự tài trợ kinh tế - kỹ thuật của Phần Lan bảo đảm áp suất và chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam; cấp nước ổn định cho nhân dân ở các quận và mở rộng địa bàn cấp nước ra một số xã ở huyện An Dương, Kiến Thuỵ; tiếp nhận và vận hành tốt các nhà máy nước Cát Bà, Vĩnh Bảo và Minh Đức (Thủy Nguyên).
2. Những năm 2008 - 2018
Từ năm 2008, lĩnh vực công chính được chuyển từ Sở Giao thông - Công chính sang Sở Xây dựng. Trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, ngành Xây dựng đã hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ, góp phần tạo những đột phá về không gian, quy mô đô thị và kết cấu hạ tầng của thành phố.
- Công tác quy hoạch:
Với phương châm quy hoạch phải đi trước một bước, Sở Xây dựng đã tăng cường chỉ đạo và tập trung cao cho công tác quy hoạch, nhằm cụ thể hoá điều chỉnh quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1448/QĐ-TTg, ngày 16/9/2009.
Sở tích cực cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện những đề án, đồ án quy hoạch lớn như Đề án thành lập Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, Quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, dự án Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện; dự án đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Quy hoạch vị trí Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại Tiên Lãng; Quy hoạch khu Trung tâm hành chính - chính trị thành phố ở Bắc sông Cấm; dự án xây dựng khách sạn 5 sao Hilton, dự án Tổ hợp trung tâm thương mại VINCOM Lê Thánh Tông, dự án Khu siêu thị và vui chơi giải trí Nguyễn Kim...
Trong năm 2017, Sở đã trình và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt 25 đồ án và nhiệm vụ quy hoạch: Điều chỉnh Quy hoạch Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Quy hoạch chung thị trấn Minh Đức; nhiệm vụ và quy hoạch các thị trấn Núi Đối, Núi Đèo, Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Trường Sơn, khu du lịch - di tích Núi Voi, Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực phía Nam cầu Hoàng Văn Thụ; thiết kế đô thị các tuyến phố Cầu Đất, Điện Biên Phủ, Đồ án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết 1/5000 Khu đô thị mới Bắc sông Cấm; trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt 11 đồ án và nhiệm vụ quy hoạch, tiêu biểu như: Quy hoạch cấp nước đô thị; Quy hoạch thoát nước thải thành phố; Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch khu vực thuộc quận Đồ Sơn trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng; Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết 1/2000 khu đất xây dựng bệnh viện Đa khoa quốc tế, trường học liên cấp, trường đại học và các công trình phát triển đô thị tại phường Vĩnh Niệm…
- Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng hiện đại:
Công tác cải tạo, nâng cấp và duy tu nhà ở được thành phố và nhân dân đặc biệt quan tâm. Thành phố đã phê duyệt đề án khảo sát và đánh giá hiện trạng, đề xuất hướng cải tạo các nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố và lập kế hoạch cụ thể để triển khai tiếp công tác cải tạo đối với các khu nhà chung cư cao tầng khác. Công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, năm 2017, Sở đã hoàn thiện đánh giá sơ bộ bước 1 đối với 205/205 chung cư; đã kiểm định đánh giá chất lượng bước 2 được trên 51 chung cư; đã tham mưu và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các chung cư: Khu U19, Lam Sơn; khu Vạn Mỹ; khu A48, A49 Lán Bè; khu Đồng Quốc Bình và khu U1, U2, U3 Lê Lợi.
- Phát triển đô thị mới:
Đặc biệt là quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm gắn với dự án phát triển trung tâm chính trị - hành chính mới, hiện đại của thành phố trong tương lai, quy hoạch khu đô thị mới Ximăng; ban hành một số cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển đô thị, đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai một số dự án phát triển đô thị trọng tâm. Đến đầu năm 2018, đã có nhiều khu đô thị mới và hạ tầng một số tuyến đường đang được triển khai đầu tư có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hiện đại, bố trí hợp lý và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội đạt các tiêu chí của đô thị loại I, trong đó, một số tuyến đường và khu đô thị mới đã triển khai đầu tư xong hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường Phạm Văn Đồng, đường Lê Hồng Phong, đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 (giai đoạn 1)… các khu đô thị Cựu Viên, Anh Dũng, Cái Giá - Cát Bà, khu du lịch Quốc tế Hòn Dáu, đặc biệt khu đô thị trên trục đường Lê Hồng Phong. Các khu đô thị vệ tinh đều được đầu tư phát triển và mở rộng; nhiều thị tứ, khu dân cư tập trung ở các quận được hình thành mới.
- Quản lý đô thị:
Thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội, với nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch và quản lý đô thị, Sở đã phê duyệt hàng trăm đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500; tham mưu với UBND thành phố ban hành các quy định quản lý quy hoạch và quản lý đô thị, thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực quản lý quy hoạch và quản lý đô thị. Sở đã và đang nghiên cứu hoàn thiện các quy định: Quy định chi tiết một số nội dung về thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quy định về quản lý kiến trúc công trình xây dựng hai bên các tuyến đường trong khu vực đô thị cũ thành phố Hải Phòng. Quy định quản lý kiến trúc công trình xây dựng 2 bên các tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh, Trần Phú, Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thụ, Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Điện Biên Phủ, Cầu Đất... Ngoài ra, Sở cũng đã xây dựng quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố và được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 941/2014/QĐ-UBND, ngày 12/5/2014, về phân cấp phê duyệt đồ án quy hoạch tỷ lệ 1/500 cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
- Quản lý xây dựng:
Năm 2017, Sở đã thẩm định và tham gia ý kiến đối với các thiết kế cơ sở dự án, bản vẽ thi công công trình và báo cáo kinh tế kỹ thuật cho hàng chục công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các chủ đầu tư thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, các biện pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và giải quyết kịp thời các kiến nghị, vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Sở đã thực hiện kiểm tra nghiệm thu 17 công trình: Công trình cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật Bệnh viện Việt - Tiệp; sân Golf trên đảo Vũ Yên; ô rác 4.5 Khu xử lý chất thải rắn Gia Minh; Trụ sở UBND phường Trại Cau, Viện kiểm sát nhân dân quận Dương Kinh; Khu chung cư U19 Lam Sơn; Nhà Điều hành sản xuất Điện lực Lê Chân...
- Quản lý hạ tầng đô thị:
Các đơn vị dịch vụ công ích được cổ phần hóa, hoàn toàn chủ động trong sản xuất, kinh doanh. Việc quản lý nhà nước của Sở bảo đảm, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động hiệu quả. Năm 2013, Sở đã tham mưu cho thành phố ban hành Kế hoạch cấp nước an toàn theo Thông tư số 08/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng; phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn đối với 06 hệ thống cấp nước tập trung trên địa bàn thành phố và Quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; quản lý và bảo vệ công trình cấp nước tại Hải PhòngHệ thống cáp điện hạ thế trong đô thị được cải tạo hoàn chỉnh và ngầm hóa hệ thống một số trục chính đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn về điện, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống hè, đường các tuyến phố ở khu vực nội thành được đầu tư mở rộng và nâng cấp theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm. Công viên được cải tạo, nâng cấp như: Công viên An Biên, công viên hồ Hạnh Phúc, hồ điều hòa Phương Lưu, đầu tư mới công viên Nomura, vườn hoa tại phường Trại Chuối, bến xe Tam Bạc và khu Tam Kỳ, hệ thống cây xanh thảm cỏ các khu dải trung tâm thành phố, trung tâm các quận và các trục đường Phạm Văn Đồng, Lê Hồng Phong. Công tác quản lý nghĩa trang đã tổ chức tốt việc phục vụ nhân dân trong việc tang hiếu, thăm viếng dịp lễ Thanh minh tại nghĩa trang Ninh Hải, Phi Liệt và phục vụ lễ viếng Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ thành phố và Khu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh của lãnh đạo thành phố.
+Ảnh: Khu tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.....
- Quản lý nhà ở đô thị:
Công tác quản lý, kiểm tra, rà soát các dự án phát triển nhà đã được Sở quan tâm chỉ đạo. Sở tham mưu với thành phố thành lập Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, xây dựng chương trình, kế hoạch với mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể; ban hành các quy định về bán, cho thuê, thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp; công tác chuyển giao nhà tự quản; các văn bản hướng dẫn về công tác hỗ trợ nhà ở cho cán bộ lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, hỗ trợ nhà ở người có công, quy định về thực hiện trích nộp, quản lý quỹ đất, sàn ở điều tiết từ dự án phát triển nhà theo Nghị quyết số 47 (2003) và Nghị quyết số 09 (2008) của Hội đồng nhân dân thành phố... Sở tham gia lập các đề án và tổ chức thực hiện các đề án xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở công vụ; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý sử dụng quỹ nhà công; khắc phục tình trạng chung cư cũ bị xuống cấp.
- Quản lý kinh tế vật liệu xây dựng:
Thực hiện chủ trương của Chính phủ tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, Sở đã trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chỉ thị thay thế Chỉ thị số 27/CT-UBND, ngày 27/9/2012, về việc tăng cường sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố. Toàn thành phố đã xóa bỏ toàn bộ lò gạch đất nung thủ công và đang triển khai xóa các lò vôi thủ công, xử lý phế thải tro, xỉ từ các nhà máy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2017, Sở tổ chức triển khai thực hiện các Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035; Quy hoạch bến, bãi tập kết khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố. Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng; khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; nguyên liệu sản xuất xi măng trên địa bàn thành phố.